Cuộc sống ngày càng phát triển, tỉ lệ mắc bệnh gút (bệnh gout) ngày càng gia tăng. Mấy năm trở về trước căn bệnh này được mọi người gọi là bệnh của người giàu, nhưng hiện nay, mọi đối tượng đều có thể mắc gút. Vậy bệnh gút là gì, gout và nguyên nhân triệu chứng và cách chữa bệnh gút hiệu quả là gì?
Mặc dù mỗi khi phát bệnh sẽ gây đau, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không chữa dứt điểm nên bệnh cứ tái đi tái lại nên gây ra những thương tổn ở các khớp xương, gân và các mô cơ khác.
Đối với đa số bệnh nhân gút, cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện ở ngón chân cái. Bệnh thường xuất hiện vào nửa đêm trong khi bạn đang ngủ, nó đánh thức bạn bằng các cơn tấy đau nhói cảm giác như lửa đang đốt trong từng khớp xương, đến mức người bệnh không thể chịu đựng nổi. Vì vậy không sai khi nói rằng, Gút là căn bệnh viêm khớp đau đớn nhất.
Tuy nhiên không chỉ ở ngón chân cái, mà căn bệnh còn có thể hình thành ở hầu hết các vị trí trên cơ thể người: Bàn chân, khủy tay, mắt cá chân, gót chân, ngón tay…
Nguyên nhân của bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích quá nhiều axit uric và urat có thể khiến cho người bệnh gặp những vấn đề sau:
Xuất hiện các tinh thể axit uric đọng lại ở các khớp xương.
Các tinh thể lắng đọng đó sẽ xuất hiện theo từng cục lớn dưới lớp biểu bì da.
Nguy cơ hình thành sỏi thận bởi các axit uric lắng đọng lại cả ở trong thận.
Bệnh khiến các khớp bị sưng tấy, nóng đỏ gây đau, cứng khớp.
Các axit uric ra đời là do sự phân hủy của các purin có nhiều trong cơm, các loại đậu, gan và đậu Hà Lan khô. Cơ chế hoạt động của axit uric là hòa tan trong máu, sau đó bài tiết qua thận và cuối cùng ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
Tuy nhiên trường hợp mà axit uric không thể hòa tan và tích tụ lại trong máu gây tình trạng tăng uric huyết, và khi axit uric vượt quá giới hạn sẽ khiến người bệnh bị gout, bệnh gout tạo thành bởi các nguyên nhân:
Sự tăng cao của số lượng axit uric trong cơ thể
Thận không thể bài tiết được khiến cho axit uric lắng đọng gây sỏi thận.
Ăn nhiều thực phẩm có chứa purin.
Gout do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nó không hề được giới hạn cố định bởi yếu tố nào. Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh gout:
Do di truyền, nếu trong gia đình bạn có người đã từng mắc gout thì khả năng mắc bệnh của bạn là rất cao.
Ăn nhiều những thực phẩm và đồ ăn có chứa nhiều purin.
Những đối tượng uống nhiều rượu bia.
Người béo phì
Cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hủy purin do người bệnh gặp các khuyết điểm về enzim.
Đã từng trải qua cây ghép các bộ phận…
Đang sử dụng vitamin niacin.
Uống thuốc lợi tiểu.
Hy vọng những chia sẽ bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức để giúp ích cho bản thân hay người thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
►Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét